CHUYÊN ĐỀ CẤP HUYỆN: NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
Chủ đề 7. Phòng chống đuối nước cho học sinh Hải Phòng
- Báo cáo đề dẫn chuyên đề.
Kính thưa các quý vị đại biểu! Kính thưa quý thầy cô!
Căn cứ CV số 2269/SGDĐT – GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2023 v/v thực hiện nội dung giáo dục địa phương 2023-2024; Cv số 421/GDĐT ngày 24 tháng 9 năm 2023 v/v triển khai nhiệm vụ giáo dục cấp THCS năm học 2023-2024; Thực hiện KH số 08 ngày 8 tháng 9 năm 2023, kế hoạch giáo dục nhà trường; kế hoạch số 35/KH-GDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2023 v/v tổ chức chuyên đề chuyên môn cấp huyện tháng 10 năm 2023.
Hôm nay, trường THCS Quyết Tiến tổ chức bài dạy minh hoạ chủ đề 7 Phòng chống đuối nước cho học sinh Hải Phòng, là hoạt động Giáo dục địa phương của lớp 8, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Giáo dục địa phương là hoạt động giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương với các môn học khác. Ở cấp THCS môn Giáo dục địa phương được xây dựng với thời lượg cụ thể là 35 tiết trong năm.
Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...của địa phương. Qua môn học nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sống, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
Như chúng ta đã biết, những ngày qua khi năm học mới đã bắt đầu thì tại thành phố Hải Phòng, cũng như trên địa bàn huyện Tiên Lãng, các xã, thị trấn...liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm, khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng. Những vụ đuối nước xảy ra, một lần nữa cảnh báo, cảnh tỉnh những người lớn trong mỗi gia đình nâng cao trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và giám sát con em để không xảy ra những điều đáng tiếc.
Nắm rõ được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của đuối nước, thấy được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục địa phương, BGH nhà trường đã chỉ đạo các tổ xây dựng chuyên đề, nội dung hoạt động Giáo dục địa phương của lớp 8. Hôm nay, cô trò trường THCS Quyết Tiến xin phép được báo cáo chuyên đề: Chủ đề 7. Phòng chống đuối nước cho học sinh Hải Phòng. Chuyên đề được thực hiện bởi cô giáo Trần Thị Vân Anh và tập thể học sinh lớp 8A, trường THCS Quyết Tiến. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến một cách chân tình, cởi mở, sâu sắc của các thầy cô về dự chuyên đề hôm nay.
Trước khi ngừng lời, xin trân trọng gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo. Chúc chuyên đề thành công rực rỡ! Xin trân trọng cảm ơn!
II. Nội dung chuyên đề
- Nêu vấn đề:
Hải phòng là thành phố ven biển, có nhiều sông, hồ, ao, kênh, mương…, do vậy việc vui đùa bơi ở sông, ao hồ là niềm vui thích của trẻ thơ khi mùa hè đến nhưng việc làm đó cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đuối nước đối với trẻ em. Trong thời gian vừa qua những vụ tai nạn đuối nước thương tâm xẩy ra đã dấy lên hồi chuông cảnh cần ngăn ngừa các nguy cơ từ xa, từ sớm có thể dẫn đến tai nạn đuối nước đối với trẻ em. Vậy là học sinh các em cần làm gì để phòng chống tai nạn đuối nước. Để trả lời câu hỏi này xin mời các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
- Những kiến thức về phòng chống đuối nước
- Thực trạng của tai nạn đuối nước.
Hiện nay đuối nước là vấn đề quan tâm hàng đầu của phụ huynh và toàn xã hội. Đuối nước thường xuyên xảy ra ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt, người bị tai nạn đuối nước cũng có thể bị tàn tật, tử vong. Riêng tại thành phố Hải Phòng, từ 2015-2018 số trẻ em chết do đuối nước là 106 trẻ, 6 tháng đầu năm 2019 đã có 14 trẻ em bị cướp đi sinh mạng do đuối nước. Các vụ đuối nước trẻ em thường xảy ra ở các địa phương có nhiều sông ngòi, ao hồ như huyện Thủy Nguyên (29), huyện Vĩnh Bảo (26), huyện Kiến Thụy (15), huyện Tiên Lãng (12), huyện An Dương, quận Dương Kinh, tập trung nhất vào dịp hè, đợt nắng nóng và độ tuổi trẻ bị đuối nước chủ yếu là trẻ từ 3 đến 14 tuổi, các em chủ yếu bị đuối nước trong các hoạt động sinh hoạt vui chơi, theo người thân đi kiếm sống. Đây chỉ là con số thống kê về các vụ việc tử vong do đuối nước, còn nhiều trường hợp suýt chết đuối cũng chưa được thống kê ở đây. Tại Việt Nam, trong một năm tai nạn đuối nước đã cướp đi mạng sống của gần 2000 trẻ em, cao nhất trong các nước Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.
“Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng thường là nước xâm nhập dẫn tới khó thở. Hậu quả là ngạt thở lâu có thể tử vong hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Đuối nước có thể dẫn các vấn đề về sức khỏe lâu dài, khó phục hồi như viêm phổi, suy hô hấp, tổn thương não hoặc tổn thương về mặt thể chất, đặc biệt người bị đuối nước có thể bị tử vong".
Ngay trước thềm năm học mới này, trên địa bàn thành phố của chúng ta đã có các vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra cướp đi sinh mạng của 3 bạn học sinh . Trong đó có bạn Nguyễn Hoàng Trọng Nghĩa là học sinh trường THPT Nhữ Văn, huyện Tiên Lãng, trước thềm năm học mới, em Nguyễn Trọng Nghĩa – học sinh lớp 11 trường THCS Nhữ Văn Lan cùng bị đuối nước thương tâm. Tại Quyết Tiến, cách đây sáu năm em Nguyễn Văn Chính đi tắm sông cũng bị đuối nước mất mạng sống.
Có thể thấy đuối nước gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, đem đến những mất mát to lớn đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Chúng ta cần nhận thức rõ nguy cơ đuối nước, những hệ quả đau lòng mà đuối nước có thể gây ra để cùng hành động phòng chống đuối nước.
b. Nhận ra nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn đuối nước của học sinh
- Môi trường: Vùng biển, sông, ao, hồ, kênh, mương, vùng nước sâu, các công trường xây dựng có hố sâu nguy hiểm hoặc hố ga, - Mưa to, bão lụt… xảy ra thường xuyên.
- Gia đình: Chum, vại, bể chứa nước hay giếng khơi trong gia đình không có nắp đậy.
- Con người: Không có kĩ năng an toàn trong môi trường nước. Không nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn đối với hành khách khi tham gia giao thông đường thuỷ.
- Trách nhiệm của học sinh Hải Phòng trong phòng chống đuối nước.
Kết quả khảo sát
NỘI DUNG KHẢO SÁT
|
CÓ
|
KHÔNG
|
1.Bạn có biết bơi không?
|
21,5%
|
79,5%
|
2.Theo bạn có cần thiết phải học bơi không?
|
45%
|
55%
|
3.Bạn có biết có cách sơ cứu người bị đuối nước không?
|
15,4%
|
84,6%
|
4.Bạn có biết số điện thoại gọi cấp cứu không?
|
57,3%
|
42,7%
|
Đuối nước là một trong những tai nạn có thể phòng tránh được. Do vậy, mỗi người chúng ta hãy nỗ lực và có trách nhiệm trong phòng chống đuối nước hiệu quả cho trẻ em.
Để phòng tránh tai nạn đuối nước, trước hết các gia đình cần tạo môi trường sống an toàn cho trẻ, cần giám sát, quan tâm đến trẻ, không để con em chơi một mình trong những khu vực có các nguy cơ gây đuối nước. Cần trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi lội cho trẻ em. Khi trẻ phải đến trường bằng ghe, thuyền, phà bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm, không cố đi trên ghe, thuyền hoặc phà đã quá tải.
Đối với các tổ chức xã hội cần quan tâm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Cần lập hàng rào bảo vệ, cắm biển báo nguy hiểm tại các điểm có nguy cơ đuối nước cao; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em.
Đối với cá nhân trẻ phải tuyệt đối không vui chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, các hố sâu có nguy cơ tai nạn đuối nước cao; không tự ý bơi lội, tắm rửa khi không có sự giám hộ an toàn của người lớn; tích cực rèn luyện kỹ năng bơi lội, kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước.
- Loại bỏ nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em, học sinh tại cồng động, gia đình, trường học. Luôn cảnh giác, cẩn thận, khi vui chơi gần các khu vực ao, hồ, sông, suối,…
- Chấp hành các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- Học bơi theo trường lớp và có người quản lý, đào tạo đảm trách. Có phương tiện cứu hộ và sơ cứu.
- Ra khỏi vùng nước khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi.
- Nguyên tắc 3 không:
+ Không xuống nước nếu không biết bơi hoặc khi cơ thể mệt mỏi.
+ Không bơi, lội một mình. Trang phục gọn gàng khi bơi.
+ Không bơi, lội khi thời tiết đang hoặc sắp chuyển xấu (như mưa to, giông, sấm sét,…) và không bơi, lội trong vùng nước bẩn.
- Luôn cảnh giác, cẩn thận khi vui chơi gần các khu vực ao, hồ, sông, suối.
- Loại bỏ nguy cơ đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng, gia đình, trường học.
- Chỉ bơi, lội khi có người lớn giám sát.
- Ghi nhớ những số điện thoại cần thiết.
III, Phần thảo luận:
1. Chuyên đề được các thầy cô trong toàn huyện về dự giờ đánh giá cao. Là chuyên đề thiết thực, trang bị cho học sinh những kĩ năng phòng chống đuối nước, để giúp các em tự bảo vệ mình khi đi bơi, đi chơi cùng bạn bè.
2. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dạy học phù hợp, phát huy được những năng lực và phẩm chất của các em học sinh. Các em được học tập, được khám phá, trải nghiệm, được trực tiếp thực tập kĩ năng phòng chống đuối nước.
3. Chuyên đề cũng ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào dạy học, các phần mền để giúp các em chơi trò chơi Bài tập trắc nghiệm trên Plickers, bài tập “Qua sông an toàn”
IV. Lời cảm ơn!
Tập thể hội đồng sư phạm trường THCS Quyết Tiến xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lời kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc! Xin trân trọng cảm ơn!
Quyết Tiến, ngày 27 tháng 10 năm 2023
Cao Mơ