MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 (Phòng GD LÊ CHÂN)
TT
|
Kĩ năng
|
Nội dung/đơn vị kiến thức
|
Mức độ nhận thức
|
Tổng
% điểm
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Vận dụng cao
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
1
|
Đọc hiểu
|
1. Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..
|
3
|
0
|
5
|
0
|
0
|
2
|
0
|
|
60
|
2. Thơ lục bát.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Viết
|
1. Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.
2. Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
|
0
|
1*
|
0
|
1*
|
0
|
1*
|
0
|
1*
|
40
|
Tổng
|
15
|
5
|
25
|
15
|
0
|
30
|
0
|
10
|
100
|
Tỉ lệ %
|
20
|
40%
|
30%
|
10%
|
Tỉ lệ chung
|
60%
|
40%
|
- Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
|
Chương/
Chủ đề
|
Nội dung/Đơn vị kiến thức
|
Mức độ đánh giá
|
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Vận dụng cao
|
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..
|
Nhận biết:
- Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.
Thông hiểu:
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu
- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.
- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.
- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng.
Vận dụng:
- Rút ra được bài học từ văn bản.
- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
|
3 TN
|
5TN
|
2TL
|
|
2. Thơ lục bát.
|
Nhận biết:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.
- Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Thông hiểu:
- Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
Vận dụng:
- Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.
- Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.
|
2
|
Viết
|
Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
|
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
|
1*
|
1*
|
1*
|
1TL*
|
Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.
|
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
3 TN
|
5TN
|
2 TL
|
1 TL
|
Tỉ lệ %
|
|
20
|
40
|
30
|
10
|
Tỉ lệ chung
|
|
60
|
40
|
- Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Sự tích hoa cúc trắng
Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. [...] Người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
– Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm.
Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
(Kho tàng truyện cổ dân gian)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật em bé. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật nhà sư C. Lời của bà mẹ.
Câu 3. Vì sao người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh cho mẹ?
A. Vì người mẹ bỗng lâm bệnh nặng.
B. Vì thầy ở nơi khác giỏi hơn.
C. Vì người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi.
D. Vì người con không tin vào khả năng chữa bệnh của thầy lang trong vùng.
Câu 4. Phương án nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ Hán Việt “từ bi”?
A. Sống nhân hậu.
B. Yêu thương con người.
C. Hiền lành, thật thà.
D. Lương thiện, không làm hại người khác.
Câu 5. Tại sao em bé xé những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ?
A. Vì em thương mẹ và muốn mẹ sống lâu.
B. Vì bông hoa có ít cánh.
C. Vì em bé thương mẹ.
D. Vì nghe lời nhà sư.
Câu 6. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng tình cảnh của em bé khi đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ?
A. Trèo đèo lội suối.
B. Lên thác xuống ghềnh.
C. Ngậm đắng nuốt cay.
D. Ăn đói mặc rách.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung truyện Sự tích hoa cúc trắng?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tấm lòng từ bi của nhà sư.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận của những người nghèo khổ.
D. Giải thích nguồn gốc loài hoa cúc trắng.
Câu 8. Dòng nào sau đây nói đúng về chủ đề của truyện Sự tích hoa cúc trắng?
A. Lòng hiếu thảo.
B. Tình mẫu tử.
C. Tinh thần nhân đạo.
D. Tình cảm gia đình.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện. Vì sao em chọn bài học ấy?
Câu 10. Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh bông hoa cúc trắng trong truyện.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đẹp của bản thân.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 6
Phần
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
|
|
ĐỌC HIỂU
|
6,0
|
|
1
|
D
|
0,5
|
2
|
B
|
0,5
|
3
|
C
|
0,5
|
4
|
B
|
0,5
|
5
|
A
|
0,5
|
6
|
D
|
0,5
|
7
|
D
|
0,5
|
8
|
A
|
0,5
|
|
9
|
- HS nêu được cụ thể bài học (bài học cần hướng vào trọng tâm yêu cầu đề, đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, pháp luật...)
- Giải thích được lí do em lựa chọn bài học ấy.
|
1,0
|
|
10
|
- Hs nêu suy nghĩ của bản thân về hình ảnh bông hoa cúc trắng
- Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của hình ảnh này.
|
1,0
|
II
|
|
VIẾT
|
4,0
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự.
|
0,25
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Kể về một trải nghiệm đẹp.
|
0,25
|
|
c. Kể lại trải nghiệm.
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
|
|
|
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Giới thiệu được trải nghiệm.
- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
- Cảm nhận khi kết thúc trải nghiệm.
|
2.5
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
|
0,5
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.
|
0,5
|